Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

TONGKAT ALI SPECIAL EDITION

28-12-2012  COLLECTION

TONGKAT ALI SPECIAL EDITION BY MRIZAL AL BANJARI
External


Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Multipurpose 2 in1 Sound (Hot & Spicy)

OLD FILE :POST FOLOW ORDER READER
 Multipurpose 2 in1 Sound (Hot & Spicy)
2 IN 1
External & Internal


Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

NEW SOUND VERY HOT : BMW 5 SERIES

BMW 5 SERIES
External

100% tested & proven
Rate 5 star for Vietnam

Test suara September (Xwave version) aka test sound September (Xwave version)

September 2012 Collection
Test suara  September (Xwave version)
Test sound  September (Xwave version)
Kiểm tra âm thanh September (Xwave version)



Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Congratulation freedom day 2-9

Aug 2012 colection : INAP POPULASI 4 BY AB
Internal.


                                                              DOWNLOAD

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Aug 2012 COLECTION : S SERIE 5

S SERIE 5 EXT


Hạn hán....quay lúc 6h30 - 9h30 ngày 8/8/2012 âm thanh này sử dụng đã 35 ngày sức thu hút vẫn không giảm

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

SWIFTLET SOUND


RAMBO  ft H3N1
EXTERNAL




                                                               DOWNLOAD

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Gọi chim yến về B’Lao

Từ đồi xanh, đồng rộng nơi đây - điều tưởng chừng như không thể đã trở thành có thể - khi người B’Lao đã gọi mời từng đàn, từng đàn chim yến bay về kết tổ, cho ra những đường nước “bọt vàng” trong mái nhà xây bằng xi măng, sắt thép của hộ gia đình.  
Chim yến bay về tổ ấm trong nhà ông Nguyễn Văn Trọng ở cao nguyên B’Lao
Chim yến bay về tổ ấm trong nhà ông Nguyễn Văn Trọng ở cao nguyên B’Lao

Nhà của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Trọng tọa lạc ở một khu vực gần trung tâm thành phố Bảo Lộc, ngày ngày rộn rã tiếng hót chim yến đi về, nhưng vẫn còn rất ít người nghe biết đến. Có lẽ vì “lý do an toàn kỹ thuật” của nghề dẫn dụ chim yến lần đầu của ông Trọng, nên với tôi phải mất gần 2 tháng trời thường xuyên liên lạc mới được nhận lời hẹn gặp. Hôm nay, một chiều mưa dày hạt từ cao nguyên Đà Lạt cao 1.500m, tôi hạ thấp độ cao xuống còn chưa tới 1.000m xuôi về cao nguyên Bảo Lộc, ngước nhìn từng đôi chim yến lượn vòng bay trên mái nhà lô nhô của anh Trọng. Xung quanh là những căn nhà sân vườn cây xanh thoáng đãng cho đàn yến tha hồ vỗ cánh ngụp lặn với khí trời. Tôi đưa tay lên trên từng áng mây trắng, đếm từng chục, từng chục đôi chim yến chấp chới bay vào ra quanh cửa nhà, ông Trọng bảo chim yến chỉ chen nhau về tổ ấm khi mặt trời bắt đầu để lại những vầng nắng cuối cùng trong ngày, và ngược lại bay ra lũ lượt khỏi tổ ấm khi trời vừa rạng sáng. Nếu trời không mưa thì cả thảy đàn yến rong chơi bên trời cao nguyên đều bay trở về tổ ấm trong ngày. Nếu bất chợt gặp cơn mưa lớn khi trời vừa sập tối thì một vài đàn yến lại “ở trọ” đâu đó giữa vườn đồi B’Lao xanh thẳm, đợi đến đêm hôm sau lại đoàn tụ trong mái nhà chung của anh Trọng, đông đúc bầy đàn.

“Bây giờ đàn yến đã bay quần cư về hàng ngày trong căn nhà nuôi của gia đình chúng tôi ước được năm, sáu trăm con. Số chim yến tăng đàn hàng tháng, gồm tăng đàn theo tự nhiên và tăng đàn theo cơ học…” - ông Trọng nói rồi diễn giải thêm rằng, số đàn yến tăng tự nhiên từ sinh đẻ trứng ấp nở, nhân đàn trong nhà ông chiếm từ 80-90%; số phần trăm còn lại tăng cơ học là đàn yến từ miền biển bay lên độ cao đến cả ngàn mét; hoặc đàn yến “lỡ đường” trước đó “nghỉ chân” ở cao nguyên B’Lao này, rồi nghe tiếng gọi sinh tồn từ bầy đàn kéo nhau về làm tổ trong nhà nuôi của ông Trọng. Ấy là căn nhà rộng trên dưới 120 mét vuông, được xây dựng vào giữa năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành phần tô 4 mặt tường bên ngoài vì chờ… đàn yến có thực sự chọn làm nhà ở xây tổ ổn định hay chưa.

“Cho đến nay, tôi vẫn còn cái  cảm giác như là mơ ước viển vông khi quyết định đầu tư cả trăm triệu đồng vào nuôi yến…” - ông Trọng nhớ lại. Bởi yến là một loại chim trời hoang dã, chỉ đặt máy phát ra loa tiếng chim yến đã thu thanh từ trước rồi mời gọi về; đâu có chạm tay được vào hình dáng từng con chim yến giống ra sao. Nhưng nói viển vông mà ông Trọng vẫn xây nhà nuôi yến là vì tất cả đặt niềm tin vào kiến thức sách vở và kiến thức thực tiễn nuôi yến từ người con trai của ông làm kỹ sư xây dựng ở các tỉnh, thành phương Nam. Tại đây, người kỹ sư này đã trực tiếp tổ chức, thiết kế xây dựng nhiều căn nhà nuôi yến cho người dân, và tận mắt chứng kiến hiệu quả kinh tế từ tổ yến mang lại, trực tiếp trao đổi, thực hành kinh nghiệm nuôi yến với nhiều hộ gia đình khác nhau… Trở về Bảo Lộc, người kỹ sư đứng ra xây dựng mới toàn bộ căn nhà nuôi yến bằng vật liệu kiên cố, đồng thời dẫn theo một người thợ quen chuyên lắp đặt dây chuyền thiết bị để dẫn dụ yến về nuôi, gồm: hệ thống tăng âm; hệ thống loa với hàng chục chiếc lớn nhỏ, truyền âm thanh tiếng hót chim yến phát đi từ xung quanh căn nhà gia đình; hệ thống điều hòa nhiệt độ; hệ thống phun nước mát quanh cửa bay ra vào của nhà yến khi vào thời tiết khô hanh; lắp đặt hàng chục chiếc ô ván ốp lên trần nhà cho chim yến làm tổ, mỗi ô tổ có diện tích từ 0,5 mét vuông đến 1 mét vuông.

Người vợ ông Trọng góp chuyện: “Đặt phát máy dẫn dụ chim yến vừa truyền thanh lên hệ thống loa là vợ chồng chúng tôi bắt đầu lo âu, chờ đợi. Hết ngày rồi lại hết đêm. Hết tuần đầu rồi lại tháng đầu, chỉ lác đác có một vài cặp chim yến bay về rồi lại bay đi. Mãi đến hơn một năm sau, giấc mơ chim yến mới dần dần hiện ra khi hàng chục đôi chim yến cần mẫn làm tổ trong nhà nuôi yến của mình…”. Ấy là vào giữa năm 2010, trông thấy từng đôi chim yến vừa đủ lông, đủ cánh bay đi, bay về, mới chắc chắn rằng nhà nuôi yến của gia đình mình đã có yến về chọn làm nơi sinh sôi nảy nở. Lại gọi thợ nuôi yến từ phương Nam lên cẩn thận bóc gỡ gần 10 chiếc tổ yến (cân nặng gần 1 lạng) đầu tiên đã ngả vàng, tức tổ yến đã đúng vào thời điểm thu hoạch. Lúc đó cả nhà anh Trọng mới mừng vui như được ơn trời cho bắt “lộc vàng”. Đem gần 1 lạng tổ yến ra chào bán ở một cửa hàng kinh doanh yến sào tại Bảo Lộc rất nhanh với giá gần 4 triệu đồng.

Hoàn chỉnh lại một lần nữa hoạt động các thiết bị điều hòa nhiệt độ, máy phát tiếng chim yến “hót mẫu”, bố trí ổn định hệ thống ô tổ trên trần nhà… Rồi hàng tháng dùng các dung dịch đặc biệt để khử sạch những mùi khó chịu, đồng thời phun đều những dung dịch mùi hấp dẫn mới cho yến thích nghi. Và hàng ngày, hàng đêm, vợ chồng ông Trọng vận hành các thiết bị nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật, đúng thời lượng, đúng thời gian… Kết quả gần 3 năm qua - đều đặn sau 30- 45 ngày mở cửa nhà yến thu hoạch tổ một lần đạt từ 2,5-3 lạng. Nhân với giá bán thời điểm giữa tháng 5/2012 với mỗi lạng 3,5 triệu đồng, vợ chồng ông Trọng có nguồn thu sau một tháng đến một tháng rưỡi từ gần 9 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng. Chưa kể hàng tháng làm vệ sinh nhà yến, thu thêm trên dưới 10 ký phân yến, bán được khoảng 500 ngàn đồng.

“Gọi chim yến về đã khó. Giữ chim yến ở lại môi trường nuôi sinh thái trong nhà càng khó hơn. Vợ chồng tôi cũng đã làm quen với “kỹ thuật vượt khó” này, cố gắng trong vài năm tới, sẽ nhân đàn yến từ tự nhiên và từ cơ học lên đến hàng ngàn con, đạt thu nhập từ tổ yến gấp năm, sáu lần hiện giờ…” - ông Trọng đặt nhiều hy vọng với nghề nuôi yến đã gần 3 năm tuổi của mình. Hơn nữa, tổ yến sào là mặt hàng luôn rất quý hiếm, nên đầu ra luôn luôn rộng mở, tiềm năng đến vô cùng, nên nuôi được yến càng nhiều, hiệu quả kinh tế theo tỷ lệ thuận đạt cao hơn...
  
Tôi như nhân thêm niềm vui về kết quả mời gọi chim yến về xây tổ trong nhà, thu về cả chục triệu đồng mỗi tháng cho gia đình ông Nguyễn Văn Trọng ở cao nguyên B’Lao có độ cao hơn mặt biển từ 800 m đến 1.000 m. Trở về với độ cao hơn cao nguyên B’Lao trên dưới 500m, bỗng dưng tôi mơ về giấc mơ một ngày nào đó có thể gọi mời từng đàn chim yến từ những khoảng trời xanh nơi đâu bay về hót vang rộn ràng, ngày đêm xây nên những chiếc “tổ vàng” trên những mái nhà của cư dân cao nguyên Đà Lạt.
Phóng sự VĂN VIỆT

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Âm thanh B-52 của Mr. Jame.

Đoạn Video clip này chỉ dài 0.41 phút. Nghe kỹ  âm thanh này thì thấy nó không mới, nó chỉ là pha trộn của các âm thanh splash, tangkat ali và giá bán là RM 800 ( khoảng 218,48 USD), 
Các bạn cũng tự mình có thể chế tác được các âm thanh kiệt tác theo cách pha trộn này, chỉ cần đầu tư chút ít thời gian theo dõi và lựa chọn các đoạn âm hay nhất và nối ghép.
Chúc mọi nhà nuôi yến đều thành công.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Kiên Giang: Dân khiếu nại cơ sở nuôi chim yến

NDĐT - Rất nhiều hộ dân ở Kiên Giang đã có đơn khiếu nại gửi đến chính quyền địa phương vì việc nuôi chim yến đã làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Thời gian gần đây, phong trào nuôi yến ở Kiên Giang tự phát mạnh ở nhiều địa bàn dân cư thuộc TP. Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và một số huyện. Chỉ tính riêng tại TP. Rạch Giá đã có trên 100 cơ sở nuôi chim yến mọc lên, tăng đến 60 cơ sở so với cuối năm 2010. Các cơ sở nuôi chim yến tập trung phần đông tại khu đô thị lấn biển mở rộng TP. Rạch Giá.
Hàng ngày, nhất là vào buổi chiều, chim yến bay về khu vực này rất đông và tiếng kêu của chúng gây ra âm thanh rất khó chịu. Không những vậy, để dẫn dụ chim yến về, các cơ sở phải gắn máy phát ra âm thanh của chim yến suốt ngày đêm.
Nhiều người sống tại khu vực này cho biết, họ rất bực bội vì nạn ô nhiễm môi trường sống do phân chim yến gây ra và nạn ô nhiễm tiếng ồn do tiếng kêu của yến cũng như âm thanh từ máy phát ra.
Người dân đề nghị, nếu đồng ý cho các cơ sở tiếp tục nuôi chim yến trong khu dân cư, chính quyền địa phương cần giời hạn thời gian phát tiếng kêu ở các cơ sở, buộc các cơ sở cam kết bảo vệ môi trường, có biện pháp khắc phục, hạn chế những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân.
Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá Phạm Hoàng Nam cho biết, thành phố sẽ có văn bản đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang giữ nguyên hiện trạng những cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn thành phố, đồng thời buộc các chủ cơ sở phải cam kết bảo vệ môi trường.
TP. Rạch Giá sẽ không cấp phép cho các hộ xây dựng cơ sở mới để nuôi chim yến và không cho cải tạo, cơi nới nhà ở để nuôi yến trong các khu dân cư tập trung.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Nhức đầu vì chim yến !

Nuôi chim yến mang lại siêu lợi nhuận khiến nhiều người dân xây dựng tràn lan nhà nuôi yến tại các quận ở trung tâm TPHCM, gây tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư

Theo Chi cục Phát triển nông thôn TPHCM, hiện TPHCM chỉ mới cho phép nuôi chim yến tại khu vực huyện Cần Giờ. Thế nhưng, trong các khu dân cư trung tâm TPHCM, nhiều nơi người dân vẫn nuôi yến một cách tự phát.
Chim yến bay rợp trời tại một nhà yến trong nội thành TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dân cư
Tại một căn nhà 4 tầng trên đường Võ Văn Tần, quận 3, phần gác trên cùng được dùng để làm nhà nuôi yến với các tấm tôn màu xanh dựng lên như chiếc hộp, khoét lỗ và đặt máy phát âm thanh dụ yến. Vào sáng sớm hoặc chiều tối, khu vực này trở nên ồn ào bởi tiếng kêu của chim yến về tổ. “Yến bay về thành đàn, phát ra âm thanh rất ồn, cộng thêm âm thanh từ máy phát dụ chim yến khiến nhiều người không khỏi nhức đầu. Mọi người ở đây đều mệt mỏi vì tiếng ồn và mùi hôi bốc ra từ ngôi nhà nuôi yến”- anh Minh Tùng, một người dân sống trong khu vực, than thở.
 
Còn anh Hoàng Đại (quận Gò Vấp) thì phản ánh có một hộ dân ở khu phố 5 trên đường Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp nuôi chim yến và mở máy dụ chim, tiếng kêu rất to suốt  từ 5 giờ 30 phút đến 18 giờ mỗi ngày. “Việc này làm ảnh hưởng đến giờ giấc nghỉ ngơi và học hành của gia đình tôi cũng như mọi người xung quanh. Hàng xóm có góp ý với người nuôi chim yến nhưng vẫn không thay đổi” - anh Đại bức xúc nói. Tương tự, nhiều người dân ở đường D2, D5 (quận Bình Thạnh), khu trung tâm quận 7… cũng phản ánh tình trạng nuôi chim yến tự phát trong các khu dân cư, gây ồn ào, nhiễu loạn.
Chi cục Phát triển nông thôn TPHCM cho biết thời gian qua, chi cục nhận được nhiều đơn phản ánh, khiếu nại của người dân vì tiếng ồn do những nhà nuôi yến gây ra.
Ông Phan Xuân Thảo,  Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết không thể khẳng định chim yến không mang virus gây bệnh cho con người. Hiện chỉ có huyện Cần Giờ là được phép nuôi yến, còn lại nuôi ở nơi khác là chăn nuôi trái phép.
Tổ thực hiện đề án thí điểm nuôi chim yến ở huyện Cần Giờ cho biết đã kiểm tra tiếng ồn tại các nhà nuôi thí điểm chim yến bằng máy Testo 815 của Đức và nhận thấy tiếng ồn không vượt mức cho phép quy định, tuy nhiên, vẫn cần có đánh giá chính xác của ngành y tế. Có thể tiếng ồn không vượt quy chuẩn của ngành môi trường nhưng về mặt tâm lý,  khi mở máy dụ yến thường xuyên hằng ngày (lặp đi lặp lại nhiều lần) có thể gây tâm lý khó chịu cho người nghe, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người dân cư ngụ xung quanh.
Cần quy hoạch, giám sát chặt chẽ
Theo kỹ sư, nghệ nhân nuôi yến Trần Thuận, TPHCM là một trong những địa bàn lớn có chim yến sinh sống tập trung. Hiện nay, rải khắp các quận, huyện đều có những mô hình nhà nuôi chim yến, nhất là các quận ở ngoại thành như Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức; các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ… Thời gian gần đây, số lượng nhà nuôi chim yến ở TPHCM tăng lên đột biến. Riêng ở huyện Cần Giờ, hiện phong trào nuôi chim yến phát triển rất mạnh và đang đứng đầu toàn TPHCM cả về quy mô và sản lượng.
Tại nội đô TPHCM có nhiều hộ gia đình cải tạo nhà đang ở, kho, xưởng hoặc xây nhà mới với phần trên thiết kế nuôi chim yến, còn phần dưới để ở. Hiện giá thu mua tổ yến trên thị trường từ 1.500 đến 2.000 USD/kg. Chính vì món lợi này mà  không ít người đã đổ xô làm nhà nuôi yến. Trước việc nuôi chim yến tự phát, những chuyên gia nuôi yến trong TP cảnh báo. “Không phải ngôi nhà gọi yến nào cũng thành công. Coi chừng mất tiền đầu tư vì giá thành đầu tư mỗi nhà yến tốn khoảng 1 - 2 tỉ đồng” - kỹ sư, nghệ nhân nuôi yến Trần Thuận cho biết.
Theo PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu (Viện Sinh học Nhiệt đới), việc nuôi chim yến có mối quan hệ tỉ lệ thuận với bảo vệ môi trường. Nhà yến phải xây xa TP và các khu vui chơi, giải trí, xa sân bay, chủ yếu ở vùng nông thôn, hải đảo, ven đô, nơi có chim yến sinh sống. Theo bà Diệu Thu, không nên tiếp tục xây nhà yến trong TP. Việc nuôi yến cần có giấy phép xây dựng, giấy kiểm dịch thú y. Có quy định cụ thể về mức độ ồn khi mở băng gọi chim (phải dưới 40 decibel), về vệ sinh -  mùi hôi của phân chim, sự ẩm ướt do phun sương và bụi lông chim  khi đàn chim quá đông.
Đầu tháng 2-2012, UBND TPHCM đã giao Sở NN-PTNT thu thập các thông tin và tài liệu về ngành nghề nuôi chim yến tại Việt Nam để giúp người dân TPHCM yên tâm đầu tư và  bảo  đảm công tác quản lý Nhà nước về an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Chim yến đã về...

Nhà nuôi chim yến tại sườn núi Long, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa.
    (THO) - Cho đến ngày hôm nay khi niềm vui đã ùa về và những giây phút thăng hoa chen cả vào giấc ngủ tôi vẫn không quên được những kỷ niệm đáng nhớ về những ngày tìm đường tiếp cận với nghề nuôi chim yến.
Năm 2009, có dịp vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, được trực tiếp nhìn thấy những nhà nuôi yến cùng với những thông tin có được về loài chim quý này tôi tự hỏi tại sao Thanh Hóa không có được sự may mắn đó. Đây là nghề “độc nhất vô nhị”: không phải chi phí đầu tư giống, thức ăn, lao động, lại là thiên địch của các loài côn trùng  gây hại cây trồng và cho ra loại sản phẩm con người mong đợi. Công  việc duy nhất là làm nhà gọi chim đến và từ đó tiếp nhận loại sản phẩm vô cùng quý giá từ chim ban tặng. Như vậy chính chim yến nuôi người chứ không phải con  người nuôi chim yến. 
 
    Từ nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy khẳng định giống chim quý này chỉ có ở vùng Đông - Nam Á. Ở Việt Nam, chim yến  thích hợp với điều kiện sinh thái có nền nhiệt cao quanh năm và vì vậy chỉ  tổ chức nuôi được ở các tỉnh phía Nam từ đèo Hải Vân trở vào. Cơ quan đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tại TP Hồ Chí Minh cũng chỉ khuyến cáo các tỉnh khu vực phía Nam tiếp cận công nghệ và tổ chức các mô hình nuôi chim yến. Như vậy, có thể nói rằng các tỉnh phía Bắc chưa có trong tầm ngắm  và cũng chưa có cơ hội để tiếp cận với nghề nuôi chim yến - một nghề có hiệu quả kinh tế rất cao này.
 
    Bày tỏ khát vọng  của mình muốn có nghề nuôi chim yến ở Thanh Hóa, tôi đã nhận được những lời khuyên chân thành: “Đừng mơ mộng điều gì nếu không thực tế, tốt nhất hãy tìm một nơi nào đó ở phía nam để thực hiện niềm mơ ước đó”. Biết như vậy tôi vẫn tự động viên mình hãy thử nhập cuộc xem sao. Tôi tự hiểu rằng: khoa học không phải  là con đường bằng phẳng, nếu chỉ biết chấp nhận những gì đã có thì làm gì có  những sản phẩm khoa học vô giá mà con người đang được tận hưởng. Hãy cố gắng vào cuộc có thể sẽ tìm ra một con đường đi mới. Vì vậy tôi vẫn ấp ủ tham vọng về đối tượng nuôi rất mới này tại Thanh Hóa.
 
    Ý tưởng đó mở đầu bằng việc tổ chức khảo sát thử  bằng máy chuyên dùng ngay trên nóc nhà của gia đình tôi. Thật quá bất ngờ, chỉ trong ít phút kể từ khi máy phát hoạt động đã có chim yến xuất hiện bay lượn  gần nơi đặt máy, tuy số lượng chưa nhiều nhưng là tín hiệu vô giá   rất đáng quan tâm vì có thể hiểu rằng Thanh Hóa đang có giống chim quý này tồn tại.
 
    Ngay sau đó, trong tháng 9 và tháng 10-2010 chúng tôi đã mở rộng địa bàn khảo sát. Khu vực núi Mật, núi Long  (TP Thanh Hóa) là điểm khảo sát tiếp theo. Kết quả vượt cả sự  mong đợi khi đàn chim tiếp cận với mật độ khá cao trong thời gian rất ngắn. 
 
    Tại khu vực núi Long việc khảo sát còn lặp lại lần 2, lần 3, kết quả lần nào cũng đạt được mỹ mãn với sự hồ hởi của mọi người tham dự. Khu vực này điều kiện sinh thái rất hấp dẫn vì xa khu dân cư, có núi đá, có các hồ nước xung quanh và các cánh đồng rộng cận kề là nơi cung cấp nguồn thức ăn vô tận cho chim.
 
    Từ kết quả những lần khảo sát trên, chúng tôi đi đến kết luận chắc chắn rằng: Chim yến - giống chim quý của Việt Nam và vùng Đông - Nam Á, đã và đang sinh sống tại Thanh Hóa.
 
    Bước tiếp theo là phải xây dựng được mô hình nuôi yến tại vùng sinh thái mới này điều mà trước đây có lẽ chưa ai nghĩ tới. Tìm đến một số tổ chức, cá nhân có tiềm năng vận động hợp tác nhưng không được chấp nhận. Các tư liệu hiện hữu về đối tượng này đang là vật cản của những người quan tâm. May mắn thay một chủ trang trại ở phía tây núi Long có tên là  Nguyễn Kiên Thọ người nhiều lần tham gia khảo sát, đã tự nguyện đồng hành với Hội CNSH với tư cách là chủ đầu tư xây dựng mô hình và tiếp thu công nghệ. Hành động dũng cảm của anh đã để lại ấn tượng sâu sắc, tin tưởng trong chúng tôi. Bên cạnh đó sự giúp đỡ về chủ trương, địa điểm xây dựng  của lãnh đạo TP Thanh Hóa cũng là nhân tố quan trọng để công trình trở thành hiện thực.
 
    Nhà nuôi yến được tổ chức thi công rất khẩn trương. Vị trí xây dựng khá phức tạp, phải kéo dài nhiều tháng mới hoàn thành.
 
    Công việc tiếp theo là lắp đặt thiết bị phát âm thanh để gọi chim đến, thiết bị nội thất cho chim làm tổ, phun chất dẫn dụ bên trong  và các thiết bị cần thiết khác. 
 
    Giai đoạn dẫn dụ chim và kết quả sau đó là thời gian đáng ghi nhớ nhất. Ngược lại với những lần khảo sát trước đây tại cùng địa điểm vào năm 2010 với kết quả thu được khá mau lẹ và rất khả quan trong thời gian ngắn ngủi thì lần này kết quả sau nhiều ngày vẫn chỉ là số không tròn trĩnh. Mặc dù loa phát dẫn dụ tiếng chim hoạt động với cường độ âm thanh cao hơn, vang xa hơn trước, bao trùm vùng  không gian  rộng lớn  xung quanh nơi đặt máy. Nhiều ngày qua đi vẫn không hề thấy chim yến xuất hiện. Tâm lý bi quan, thất vọng, thậm chí tuyệt vọng bao trùm những người trong cuộc.
 
    Và, cũng từ đó các ý kiến trái chiều bắt đầu xuất hiện, ý kiến phản bác có, phê bình có và thông cảm, chia sẻ động viên  cũng có. Có ý kiến cho rằng đây là hành động mạo hiểm, liều lĩnh thiếu căn cứ khoa học. Ý kiến khác phân tích: với thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ quá thấp, rét đậm, rét hại kéo dài chưa từng có vừa qua lại là nguyên nhân của sự cố nêu trên. Trong điều kiện như  vậy việc chim phải đến nơi ấm áp để tránh rét, tìm kiếm thức ăn duy trì sự sống là lẽ đương nhiên của quy luật sinh tồn. Có người nói đây là thử thách tuy bất ngờ cần có, nếu vượt qua được thì tính khả thi của công trình khoa học sẽ được khẳng định.
 
    Chỉ có những người trong cuộc mới thấm thía sự nhọc nhằn, vất vả nhiều khi quên ăn, mất ngủ trong những ngày chờ đợi với hy vọng nhỏ nhoi. Còn riêng tôi lại cảm thấy mình có lỗi đôi khi bắt gặp chị Hà - người luôn sát cánh với công việc của chồng chị - với đôi mắt ướt lệ khi nhìn lên ngôi nhà không một bóng chim yến vào ra.
 
    Mọi chuyện tưởng chừng kết thúc tại đây, nhưng rồi thật quá bất ngờ, bất ngờ đến mức không dám tin đó là sự thật, những ngày đầu của tháng 7 năm 2011 niềm vui vô hạn đã đến với chúng tôi, những đôi chim yến đầu tiên xuất hiện, bay lượn, thăm dò, khảo sát, tiếp cận công trình. Lượng chim tăng lên rất nhanh theo thời gian, vào ra, quây quần, nhộn nhịp vào thời điểm sáng sớm và  lúc cuối ngày. Không thể đếm chính xác được nhưng đến thời điểm này nhiều người dự đoán đã có hàng ngàn cá thể vào đây cư ngụ. Hơn thế nữa nhiều chim yến đã được sinh ra, trưởng thành, đủ lông đủ cánh tại đây. Kèm theo nó là hàng trăm tổ yến - loại sản phẩm mọi người mong đợi - đã được tạo ra ngay trong nhà nuôi yến tự tạo. Còn  gì vui hơn khi tận mắt thấy đàn chim yến trở về vào nhà cư ngụ và bắt đầu  cho ra những sản phẩm đầu tiên  quý giá ngay tại TP Thanh Hóa của chúng ta.
 
    Thử thách vừa qua tuy đắt giá nhưng vô cùng hữu ích. Có thể nói con đường đến đích của một nghề mới tuy không bằng phẳng nhưng không phải không thể đến được bằng nghị lực ý chí và sự sáng tạo.
 
    Chim yến đã về, hy vọng sau một chu kỳ sản xuất - 12 tháng, một công trình khoa học táo bạo và dũng cảm (theo đánh giá của GSVS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học  và Kỹ thuật Việt Nam) – một nghề mới ở Thanh Hóa  sẽ được khẳng định.
.Phan Ánh 
Chủ tịch Hội Công nghệ sinh học Thanh Hóa

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

“Thần dược” yến sào chỉ là… đồn thổi

Với trị giá từ 30-50 triệu đồng/kg, yến sào hay chính xác hơn là tổ yến, bên cạnh là một trong 8 món ăn “cao lương mỹ vị” hay “bát trân” còn được coi như “thần dược” khi chống chất phóng xạ, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, làm giảm bệnh cúm, thậm chí điều trị HIV...
Tuy nhiên, thực tế công dụng của yến có đúng như vậy?
Kết tinh từ… nước dãi

Vào những mùa sinh sản trong năm, chim yến thường xây tổ cho mình để chuẩn bị “nằm ổ” và xây khoảng 35 ngày thì xong. Khi “xây”, chim yến dùng nước dãi được tiết ra từ cặp tuyến dưới lưỡi “dệt” thành những phiến mỏng sau đó bện chúng vào nhau như hình cái bát rồi “dính” trên những vách đá cheo leo hay mỏm núi hiểm trở. Chính vì vậy mà việc khai thác tổ yến tự nhiên rất nguy hiểm. Mỗi tổ yến nặng trung bình 7-8g.
 
Món ăn được chế biến từ dãi yến


Trên thế giới, các “cường” quốc về yến là Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam… Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia mạnh nhất không chỉ về yến sào tự nhiên mà cả yến sào do con người tự nuôi. Sau khi khai thác, người ta nhận ra rằng, không phải tổ yến nào cũng giống nhau mà tùy theo “nguyên liệu” làm tổ sẽ phân loại các tổ yến. Tổ yến màu trắng (bạch yến) do chim yến “hàng” tạo nên; Cả chim yến bố và chim yến mẹ cùng làm tổ thì gọi là yến đen do có lẫn 10% lông chim. Còn yến sào được xây từ cả dãi và rác thì gọi là “yến rêu”.

Ở Trung Quốc mới phát hiện ra loài yến “hông trắng” có tổ rất lớn nhưng đến 90% là  tạp chất, 10% phần trăm còn lại là yến sào. Tại các hang yến ở tỉnh Vân Nam, người ta vẫn thường thu hoạch tổ chim yến này. Cứ một tổ yến thu được 10g sợi bọt yến sào. Tuy nhiên, giá trị thực của nó chưa biết cụ thể như thế nào nên khi đưa ra thị trường người tiêu dùng rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua phải yến sào này.

Đối với yến sào 100% nguyên chất được lấy từ nước dãi của chim yến mẹ mà không có tạp chất hay lông chim, lại được phân loại theo màu sắc, kích thước và tất nhiên từ sự phân loại đó, giá trị của từng loại cũng khác nhau. Yến loại 1 được gọi là yến “quan” nặng 8-15g có giá từ 35-40 triệu đồng/kg; yến “thiên” nặng 6-7g, giá khoảng 30-35 triệu đồng/kg; yến “bài” nặng 3-5g giá 25-30 triệu đồng/kg. Yến “vụn” và “yến địa” là rẻ nhất chỉ 8-15 triệu đồng/kg vì có nhiều tạp chất nhất.

Nhưng đắt nhất vì nhiều dinh dưỡng nhất là yến “huyết” và yến “hồng” có giá tới 50 triệu đồng/kg. Những màu sắc này của yến người ta cho rằng, do vị trí làm tổ mà tạo nên màu sắc của tổ yến. Theo các nhà khoa học và giới khai thác yến sào, yến “huyết” và yến “hồng” chỉ chiếm 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng hai loại yến này không cao.

Chỉ có giá trị dinh dưỡng

Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐH Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ quốc gia đã công bố thành phần dinh dưỡng của yến sào. Trong đó có 18 loại acidamin, một số hàm lượng rất cao serine, tyrosine, phenylalanine, proline, acid aspartic… 
 
                                                                                

Ngoài ra, có các khoáng chất rất cần cho cơ thể. Với thành phần dinh dưỡng như vậy, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam và bác sĩ Hoàng Đình Lân, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương khẳng định: yến sào chỉ có giá trị duy nhất về dinh dưỡng, đặc biệt ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.

Vì yến sào giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng và giúp con người có những giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, cũng phải dựa trên thể trạng của từng người để sử dụng chứ không phải người nào cũng ăn được yến. Bác sĩ Hoàng Đình Lân cho biết, đã có nhiều trường hợp ăn không đúng cách, ăn quá nhiều đã dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phát phì đến nỗi phải đi cấp cứu.

Còn những công dụng như điều trị HIV, chống chất phóng xạ, làm giảm các triệu chứng dị ứng, “cải lão hoàn đồng”… theo ông và Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng chỉ là… đồn thổi. Bác sĩ Hoàng Đình Lân lập luận, nếu cho rằng yến sào giảm các triệu chứng dị ứng, vậy tại sao trong thời gian qua Bệnh viện Y học cổ truyền đã phải tiếp nhận nhiều ca dị ứng chỉ vì… ăn yến sào.

Ngay gần đây nhất, cả một gia đình đã phải đến Bệnh viện Y học cổ truyền để điều trị dị ứng. Nguyên nhân là do nhân trong chuyến du lịch sang Thái Lan, gia đình đó đã mua “yến huyết” để “bồi bổ”.  Nhưng không hiểu vì sao chưa ăn hết số yến cả gia đình bị dị ứng đầy mình? Bởi vậy, theo bác sĩ Hoàng Đình Lân, đối với những người có nhu cầu sử dụng yến sào, nên nhờ bác sĩ tư vấn để đạt hiệu quả cao lại không xảy ra biến chứng.

Hiện nay, rất nhiều người sử dụng yến sào, ngay cả những người kinh tế chưa khá giả cũng cố “nặn” hầu bao để mua món “thần dược” này bồi bổ. Đáng thương nhất là những bệnh nhân ung thư đang truyền hóa chất hoặc trị xạ dù đã tốn kém do kinh phí điều trị nhưng cũng cố mua yến sào với hy vọng ngăn cản sự phát triển của ung thư và chống đỡ với hóa chất, phóng xạ. Lợi dụng “niềm tin” này cũng như trào lưu ăn yến sào đang ngày một phổ biến, kẻ xấu đã làm giả tổ yến để bán cho người tiêu dùng. Để phân biệt tổ yến giả và thật, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra các thông tin để trên cơ sở đó người tiêu dùng biết cách phân biệt.

Tổ yến giả thường chỉ màu trắng do “chế biến” bằng chất aga (rau câu) hoặc bằng keo agenat trộn lẫn với tinh bột mì. Còn mùi vị thì không thể như yến thật là có vị tanh, mùi ẩm mốc từ gió biển, hơi nước, rêu phong của đá… mà có mùi hăng hắc, lạ rất khó ngửi. Một cách thử nữa là lấy một ít yến sào ngâm với nước. Nếu nó nhão nhoét, nhã ra nghĩa là yến đó được làm từ tinh bột trộn lẫn với các chất kết dính. Trong khi yến thật chỉ tách từng sợi nguyên vẹn nếu ngâm trong nước.

Đối với yến “huyết”, yến “đỏ” muốn biết thật hay không người tiêu dùng có thể nhúng một ít yến vào nước chè xanh hoặc trà mạn. Nếu gặp yến nhuộm phẩm màu, màu đỏ hoặc huyết đó sẽ phản ứng hóa học, biến thành màu đen sẫm. Còn yến thật dù có nấu chín trong nước sôi 100oC vẫn giữ nguyên màu sắc. Nói tóm lại, người sử dụng phải rất tinh tường, nhạy cảm mới chọn được yến thật.

Để sử dụng yến hiệu quả, GS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, có thể chưng với đường phèn hoặc sau khi hấp chín, đổ nước dùng gà và một chút thịt gà vào ăn để vừa ngon vừa bổ dưỡng. Và phải dùng vào lúc đói hoặc trước khi ăn sáng và buổi tối trước khi ngủ. Đối với người già, người bệnh nếu dùng yến đều đặn chỉ nên với liều lượng 70ml/ngày. Đối với bệnh nhân tiểu đường nếu muốn bồi bổ yến một cách đều đặn, lâu dài nhất thiết phải theo tư vấn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng đề phòng trường hợp biến chứng xảy ra.

Theo Xuân Bách

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Phiếm bàn về âm thanh ROYAL

Tuần trước tôi có trao đổi được một bản âm thanh ROYAL, sau khi nghe và phân tích kỹ thì bản ROYAL chỉ là phiên bản của colony, nó được chỉnh sửa với 3 vòng lặp của phiên bản gốc. Có điều về phương pháp remastering bản RoYAL rõ ràng là để che dấu những âm thanh gốc hơn là chỉnh sửa phát hành âm thanh tốt nhất.. Nhưng một lần nữa trong bản ROYAL ông ta duy trì 2 âm thanh chính đầy sức mạnh, tôi phải đồng ý rằng ROYAL là một âm thanh tốt.
Phiên bản gốc có tên :CD Coloni ARRx12 super là phiên bản thành công nhất.. Ngoài ROYAL nó còn hai phiên bản khác nữa tốt thực sự là Coloni pooling v8 và colonipooling V9.
Tôi đang sưu tầm âm thanh Super208 của Harry koh. bạn nào có xin cho tôi được trao đổi với Colony original hoặc một âm thanh nào đó mà bạn còn thiếu mà có thể tôi có.
Chúc các bạn có được nhà yến thành công.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Cần thực hiện đúng kỹ thuật

Dù đề án nuôi chim yến trong nhà tại TP Tuy Hòa chưa được UBND tỉnh thông qua nhưng hiện nay có rất nhiều người đổ xô xây nhà nuôi chim yến. Việc làm, trên đã mang lại không ít phiền toái cho người dân sống xung quanh những ngôi nhà nuôi chim yến.

nuoi-yen120508.jpg
Phong trào nuôi chim yến trong nhà tại TP Tuy Hòa đang được nhiều người dân nhân rộng - Ảnh: N.XUÂN
NGUY CƠ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Mỗi ngày vào khoảng 3g chiều, người qua lại đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi (TP Tuy Hòa) không khỏi ngạc nhiên bởi rất nhiều chim yến bay lượn trên bầu trời. Nhìn từ bên ngoài, những ngôi nhà nuôi chim yến không khác nhiều so với các nhà bên cạnh, chỉ có điều tầng trên cùng có một lỗ trống lớn để chim yến ra vào. Theo nhiều người nuôi yến, nhà cho chim yến ở cần được xây dựng giống các hang ngoài tự nhiên như bóng tối, nhiệt độ, độ ẩm… hợp lý. Toàn bộ lỗ thông gió, cửa sổ nên bịt kín; có hệ thống máy phun nước dạng tia lắp đặt ở nhiều vị trí trong nhà để làm mát khi nhiệt độ tăng. Điều đặc biệt là các nhà này phải có hệ thống phát ra âm thanh tiếng chim gọi bầy để dẫn dụ, mời gọi chim yến vào nhà. Điều này đã gây ra khó chịu cho những hộ dân sống xung quanh những nhà nuôi chim yến. Bà Nguyễn Thị Thanh Ngân, ở phường 4, TP Tuy Hòa cho biết: “Hễ mở mắt ra là tôi lại phải chịu đựng tiếng ồn từ máy phát âm thanh gọi yến. Tiếng kêu inh ỏi suốt ngày đêm làm sinh hoạt của chúng tôi như bị đảo lộn. Mới đầu ít nhà nuôi yến mình còn tạm chấp nhận được, giờ nhiều nhà làm nghề này nên gia đình tôi hết chịu nổi. Có nhà mở máy phát có giờ giấc, có nhà thì mở cả ngày rất khó chịu”.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn mà người dân TP Tuy Hòa đang đối mặt với mùi hôi bốc ra từ những nhà nuôi yến. Mùi hôi từ phân chim tích tụ lâu ngày là nỗi ám ảnh của nhiều nhà sống bên cạnh. Việc nuôi chim yến ồ ạt như hiện nay đã vô tình gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Không những vậy, nhà nuôi chim yến với những kiểu kiến trúc đặc trưng dẫn đến tình trạng mất mỹ quan đô thị của TP Tuy Hòa.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh, việc xây dựng nhà nuôi chim yến tập trung trong thành phố có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng dân cư trong khu vực và vùng lân cận về vấn đề tiếng ồn, phân chim, lông chim khuếch tán vào không khí.

CẦN ÁP DỤNG ĐÚNG KỸ THUẬT NUÔI

Theo ông Trần Văn Hội, một hộ nuôi chim yến lâu năm tại TP Tuy Hòa, việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để nuôi chim yến rất quan trọng. Ngoài phần nhà nuôi, hệ thống thiết bị kỹ thuật đa số phải thuê đội ngũ từ TP Hồ Chí Minh ra để thực hiện với chi phí khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/m2.

Ông Hội bắt đầu nuôi yến từ năm 2008 với những kiến thức tự học hỏi và đến nay đã thu được những kết quả đáng kể. Hiện nhà nuôi chim yến của ông thực sự thành công khoảng 70%. Ông Hội cho biết: “Để nuôi được chim yến, không phải chỉ có hệ thống nhà vách đá, máy phát âm mà kỹ thuật nuôi mới chính là yếu tố quyết định. Không phải mở máy cả ngày với âm lượng lớn là dụ được yến vào nhà mà người nuôi cần phải biết sử dụng hiệu quả máy này; vừa mang lại kết quả, vừa không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Thông thường, gia đình tôi chỉ mở từ 9g đến 11g và từ 15g đến 18g với âm lượng vừa phải. Khoảng vài ngày, tôi lại dọn vệ sinh phân chim một lần. Phân chim yến có giá 1 triệu đồng/kg nên cũng không có nhiều để tồn đọng lâu ngày”.

Việc nuôi chim yến tại TP Tuy Hòa không ngừng phát triển nhưng hiện vẫn chưa có cơ quan trực tiếp quản lý vấn đề này và cũng chưa có thống kê chính xác số lượng hộ nuôi. Theo ông Đào Tứ Xuyên, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh, chim yến là động vật hoang dã quý hiếm và thật sự hữu ích cho con người. Thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng nên có thể tiêu diệt được côn trùng gây hại mùa màng và các côn trùng lây bệnh truyền nhiễm cho người. Tuy nhiên, nếu nuôi không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khi chim yến đã chịu vào nhà để ở và có bầy đàn rồi thì người nuôi không cần phải mở máy phát âm thanh nữa. Ở nhiều nước như Indonesia, Malaysia, chim yến gần như sống cộng sinh với con người. Vì thế, người nuôi chim yến cần thực hiện đúng các kỹ thuật nuôi như vệ sinh nhà nuôi, cách sử dụng máy phát âm… để vừa mang lại hiệu quả nuôi lâu dài và đảm bảo môi trường xung quanh.

NHƯ THANH

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Tiền Giang: Ồ ạt nuôi yến

(TBKTSG Online) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhất là các huyện phía Đông xuất hiện hàng loạt ngôi nhà cao tầng có kiến trúc kỳ lạ, không có cửa sổ xen lẫn trong các khu dân cư dùng đề nuôi yến.
Thu hoạch tổ yến tại Gò Công - Ảnh: Thành Công
Mặc dù, nghề này đã mang lại những hiệu quả nhất định cho người nuôi, nhưng việc phát triển “quá nóng” và thiếu quy hoạch của địa phương đã khiến ngành chức năng phải vào cuộc để kiểm soát trước yêu cầu phát triển bền vững của nghề được xem là “hái ra vàng” này.
Ồ ạt mọc lên nhà nuôi yến
Những ngày này, chạy dọc theo quốc lộ 50 đi về các huyện phía Đông của Tiền Giang, nhất là địa bàn thuộc thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, mọi người dễ dàng nhận ra hàng loạt ngôi nhà cao tầng “không cửa” mới xây dành cho yến với âm thanh dẫn dụ yến phát ra inh ỏi.     
Theo Phòng Kinh tế thị xã Gò Công, mấy năm trước, trên địa bàn thị xã chỉ có hơn chục hộ nuôi yến thì hiện nay số hộ nuôi yến đã tăng lên hơn 100 hộ, tập trung nhiều nhất là khu vực dọc theo bờ sông cầu Long Chánh (phường 1) và khu vực ao Trường Đua (phường 2). Thậm chí, ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi ở khu Dinh Tỉnh Trưởng cũ cũng được tận dụng để trở thành nơi “ăn nghỉ” của chim yến.
Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Gò Công cho biết, cách đây 3 năm số hộ nuôi chim yến chỉ đếm trên đầu ngón tay, tập trung ở khu vực Dinh Tỉnh Trưởng (cũ) và chợ Gò Công. Vậy mà giờ đây phong trào xây nhà nuôi yến ở địa phương này đã phát triển ồ ạt khắp trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn thị xã đã có trên 100 nhà nuôi yến và nhiều ngôi nhà cao tầng nuôi yến còn đang xây dang dở.
Thời gần đây, phong trào nuôi yến không chỉ rộ lên ở thị xã Gò Công mà các huyện lân cận như Gò Công Tây, Gò Công Đông, việc xây nhà nuôi yến cũng phát triển nhanh chóng với gần 300 hộ. Đóng góp vào sự phát triển nghề nuôi yến ở địa phương này có sự tham gia của nhiều người từ TPHCM và các địa phương khác đến đây mua đất, xây nhà để nuôi chim yến khiến giá đất vùng này tăng vọt.
Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Gò Công Tây, nghề nuôi yến phát triển trên địa bàn này khoảng 10 năm nay và ông Mười Thiết (Trần Văn Thiết), xã Long Bình là người đầu tiên nuôi yến trong vùng xuất phát từ dịp tình cờ. Đến nay, toàn huyện có trên 50 cơ sở nuôi yến, trong đó xã Long Bình có đến khoảng 40 cơ sở nuôi. Bên cạnh đó, phong trào nuôi yến còn lan sang các xã thuộc huyện Tân Phú Đông.
Theo nhiều hộ nuôi yến, nếu dẫn dụ yến thành công thì hiệu quả kinh tế mang lại từ việc nuôi yến rất cao (nhiều hộ đã phát triển thêm nhiều ngôi nhà “cao tầng” nuôi yến từ ngôi nhà ban đầu) nhưng lượng yến thực tế đã thu hoạch cũng như hiệu quả cụ thể thì người nuôi vẫn “bí mật”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND thị xã Gò Công tâm tư, nghề này khó quản lý do người nuôi yến ngại thông tin và rất khó thâm nhập. Về hiệu quả kinh tế thì không đoán được, có người dẫn dụ chim yến vào nhà được nhưng cũng có người thất bại.
Tăng cường quản lý nuôi chim yến
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, hiện nay hoạt động dẫn dụ và gây nuôi chim yến trong nhà ở các huyện phía Đông, thành phố Mỹ Tho của tỉnh đã mang lại một số hiệu quả kinh tế nhất định cho người nuôi. Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến chủ yếu là cơi nới hoặc xây chung với nhà ở, xen lẫn trong khu dân cư, nên tiếng ồn do phát loa dẫn dụ chim yến, phân yến ở xung quanh khu vực nuôi đã gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với các bệnh nguy hiểm lây lan từ các loài gia cầm (cúm A-H5N1) gây bức xúc trong dư luận và cộng đồng dân cư.
Trước thực trạng nuôi chim yến ồ ạt như hiện nay, trong khi chờ quy hoạch để tổ chức quản lý, chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh phát triển một cách bền vững, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường và đạt hiệu quả, ngày 10/4/2012, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về quản lý việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh giao cho các sở, ban ngành tỉnh, chính quyền địa phương  tổ chức theo dõi, quản lý việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng đề án, đề tài nghiên cứu khoa học để nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ về dẫn dụ, gây nuôi và khai thác, chế biến yến sào đạt hiệu quả, an toàn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh…
Đặc biệt, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm soát không cho phát sinh các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến mới ở nội thành, nội thị, nội ô, thị trấn, thị tứ, khu dân cư tập trung, công sở, bệnh viện, trường học, chợ, khu du lịch, khu nghĩ dưỡng trên địa bàn tỉnh.
Theo các hộ nuôi yến trên địa bàn TX Gò Công, yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò gọi là yến sào (tổ yến). Sau khi chế biến, nó sẽ trở thành một loại thực phẩm quý hiếm mà người xưa đã từng xếp vào hàng "bát trân".
Ông Mười Thiết phấn khởi cho biết, các công ty ở Khánh Hòa đã đánh giá chất lượng yến sào ở Gò Công rất tốt, không thua gì ở các nơi khác. Hiện nay giá 1 kg tổ yến Gò Công dao động khoảng 32 triệu đồng, nếu làm sạch sẽ thì giá của nó lên đến 42 triệu đồng nên nhiều người vẫn gọi tổ yến là "vàng trắng".