Trang

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

PHÁT HIỆN GIỐNG CHIM QUÝ TẠI THÀNH PHỐ THANH HOÁ (3/11/2010)

 
Vừa qua, vào trung tuần tháng 8 và cuối tháng 9 Hội Công nghệ sinh học phối hợp với Chủ nhiệm dự án: “Xây dựng nền công nghệ nuôi chim yến tại Việt Nam” tổ chức khảo sát tìm kiếm giống chim yến tự nhiên, một giống chim quý đang được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh từ phía Nam đèo Hải vân trở vào. Giống chim yến là đối tượng nghiên cứu của dự án.
Qua hai lần khảo sát tại phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá cho thấy:
Lần thứ nhất: Tại hai điểm của thôn Mật Sơn 2 cách núi Mật khoảng 200m về phía Đông Bắc và điểm tiếp theo ngay chân phía Tây của núi Long.
Tại cả hai điểm trên chỉ sau ít phút máy phát dẫn dụ tiếng chim hoạt động (máy ghi âm tiếng chim yến) đã thấy nhiều chim yến xuất hiện, bay lượn ở cự ly rất gần trong vùng phủ sóng âm thanh. Mật độ chim tăng lên khá nhanh, cự ly hoạt động gần hơn cùng với thời gian hoạt động của máy phát. Thậm chí nhiều cá thể đã đột nhâp vào tầng 3 của căn hộ nơi đặt máy phát tiếng chim kêu.
Lần thứ hai: Ngày 27/9/2010 tiếp tục khảo sát lần hai tại một trong hai địa điểm trên. Lần này, ngoài thành phần tham gia trước đây còn có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Thành uỷ, UBND thành phố Thanh hoá, UBND phường Đông vệ và một số cán bộ của các cơ quan trên.
Cũng như lần khảo sát đầu tiên, chỉ ít phút máy phát sóng âm thanh hoạt động đã có rất nhiều chim yến xuất hiện, tiếp cận lượn vòng quanh điểm đặt máy tạo ra không khí nhộn nhịp chưa từng có ở khu vực này trên một vùng không gian hẹp.
Đây là một kết quả bất ngờ thu được, vượt cả sự mong đợi của những người tham gia khảo sát.
Từ kết quả hai lần khảo sát có thể khẳng định rằng giống chim quý này không phải chỉ cư trú ở các tỉnh phía Nam mà còn có ở Thanh hoá và có thể còn có nhiều nơi khác ở phía Bắc nước ta, điều mà trước đây còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Đây là tín hiệu đầu tiên và rất quan trọng cho các chuyên gia trong nghề hiểu rằng có nên khuyến cáo tổ chức nghề nuôi chim yến ở Thanh Hoá hay không.
a
a
Có thể nói rằng việc tiếp cận du nhập, tiếp thu công nghệ nuôi chim yến vào Thanh Hoá  không còn là quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ.
 Nhân đây xin cung cấp những thông tin mới nhất về giống chim này cũng như về nghề nuôi chim yến như sau:
Chim yến  là một loài chim độc đáo trên thế giới, chỉ có duy nhất ở vùng Đông Nam Á. Hiện nay một số nước trong khối ASEAN như Idonesia, Malaysia, Thai Lan đã rất thành công trong phát triển nuôi chim yến, thu lợi hàng trăm triệu USD/năm từ xuất khẩu sản phẩm tổ yến. Ngoài ra chim yến còn được coi như là một vũ khí đấu tranh sinh học diệt trừ rầy nâu, rầy xanh đuối đen là tác nhân gây bùng phát các đại dịch vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa rất hiệu quả.
 Nuôi chim yến còn có một lợi thế  là chỉ phải đầu tư một lần là làm nhà kèm các trang thiết bị ban đầu để chim làm tổ, thời gian tiếp theo chi phí không đáng kể vì chim tự kiếm thức ăn trong tự nhiên, con người không phải cung cấp như các đối tượng chăn nuôi khác.
Tại Việt Nam, trước hết là các tỉnh, thành phía Nam từ Đà Nẵng trở vào đến Kiên Giang, Cà Mau được đánh giá đều có thể đầu tư công nghệ nuôi chim yến thành công. Một số địa phương đã đầu tư nuôi chim yến và đang có chiều hướng phát triển tốt như: Khánh Hoà, Quảng Nam, Bình Định, TP.HCM, Tiền Giam, Bạc Liêu….
Về quy trình công nghệ nuôi chim yến, đã được các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu thành công trên cơ sở tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật của các nước trong khu vưc và từ thực tiễn nước ta nhằm hoàn thiện công nghệ nuôi chim yến phù hợp với môi trường sinh thái Việt Nam.
 Đối với Thanh Hoá và các tỉnh phía Bắc từ đèo Hải vân trở ra,với những đặc thù sinh thái khác hẳn các tỉnh phía Nam chúng ta không thể áp dụng nguyên bản quy trình công nghệ hiện có để tổ chức sản xuất. Để có cơ sở chắc chắn cho việc tiếp cận du nhập nghề nuôi chim yến, một nghề đang được coi là tạo ra nguồn vàng trắng vào tỉnh ta, và để tránh sự rủi ro cho ngưới sản xuất cần có những bước đi thích hợp như: khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng là khuyến cáo sản xuất ở quy mô thích hợp trên địa bàn thích hợp.
Tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới một lần nữa lại cần đến sự liên kết của các nhà nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp. Giải pháp này không mới nhưng quyết định cho sự thành công hay là thất bại của bất cứ tiến bộ kỹ thuật nào hoặc đối tượng sản xuất mới nào bắt đầu thâm nhập vào địa phương. Hy vọng rằng, chúng ta không bỏ lỡ cơ hội, hoặc tụt lại sau những nơi khác khi có cùng điều kiện.
                          Phan Anh - Hội CNSH Thanh Hoá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét