Trang

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Nuôi yến, nhiều triển vọng


Nghề nuôi chim yến ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2004. Đến nay đã có khoảng 20 tỉnh thành có nhà nuôi chim yến (nhà yến), chủ yếu từ các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An vào đến đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). 
“Khu công nghiệp” nuôi yến
Địa phương có số nhà yến nhiều nhất là TPHCM, kế đến là Khánh Hòa, Bình Định, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… Tỷ lệ yến vào nhà làm tổ khoảng 60%-70%. Hiện nay nuôi yến trở thành một nghề thật sự. Dự báo đến năm 2020 sẽ lên 10.000 nhà yến.
Nhà nuôi chim yến vừa được xây dựng ở xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ.
Theo ước tính, sản lượng nuôi yến hàng năm của 20 tỉnh thành khoảng 10 tấn/năm. Doanh thu bán lẻ tổ yến thế giới khoảng 4,15 tỷ USD vào năm 2009, với mức tăng khoảng 15%/năm. Hiện một số nhà đầu tư có 3 - 7 nhà yến, có nơi 1 tháng thu hoạch 10kg, nhiều nhà nuôi yến thu hoạch 700 - 800g đến 1kg. Với giá bán 35 - 60 triệu đồng/kg (tùy loại), đó là con số có sức thu hút... Vì vậy, việc nuôi chim yến đang phát triển rất nhanh ở nhiều nơi. Xu hướng mới hiện nay ở những nước có nghề nuôi yến như Indonesia, Malaysia, Thái Lan là hình thành các khu nuôi yến tập trung trong vườn sinh thái gọi là Ecopark, với yêu cầu phải xa khu dân cư 10 - 50km. Malaysia có 20 dự án nuôi yến như vậy, trong đó Ecopark tại Johor Baruh có 100 đơn vị nhà yến, kích thước mỗi đơn vị khoảng 6mx22m. Ở Indonesia, các khu nuôi yến tập trung nhiều tại vùng nông thôn và hải đảo. Có nước đang siết chặt những khu vực nuôi tự phát như Malaysia quy định thành luật, không được xây thêm nhà yến trong thành phố, phải xa khu đô thị, quy định về tiếng ồn, vệ sinh, kiểm tra thú y…
Tại TPHCM đã quy hoạch hẳn khu nuôi yến tập trung tại huyện Cận Giờ nhưng còn ở dạng thử nghiệm, trước khi cho mở rộng quy mô nuôi tập trung theo quy hoạch khoảng 250ha tại xã Tam Thôn Hiệp. Tỉnh Ninh Thuận có dự án quy hoạch khu nuôi yến tập trung dọc hai bờ sông Dinh. Theo nhận định, chim yến có thể thành ngành nuôi công nghiệp ở Việt Nam, với mức thu nhập cao (35 - 60 triệu đồng/kg) và hoàn toàn có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tương lai nếu biết cách khai thác thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhờ bờ biển rất dài, lại có nhiều đảo và hệ thống rừng ngặp mặn như rừng ngập mặn Cần Giờ rộng trên 30.000ha. Theo Tiến sĩ Lê Võ Định Tường, Viện Công nghệ hóa học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), TPHCM có thể trở thành trung tâm thúc đẩy công nghiệp nuôi chim yến, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị mà TPHCM đang hướng đến.
Tạo môi trường tốt cho chim
Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh của nhà yến, những người am hiểu không khỏi lo ngại. Không phải cứ có tiền, mua kỹ thuật công nghệ nước ngoài là thành công. Bởi cho đến nay, tỷ lệ chim yến vào làm tổ ở mức 60%-70%, tức có tỷ lệ không nhỏ nhà yến sau vài năm xây dựng chim vào rất ít, chim con sau khi sinh ra đều bay mất. Tại Nha Trang một số nhà yến quy mô lớn chim vẫn chưa vào hoặc vào rất ít. Có vùng mức độ chim vào khá chậm so với các vùng khác. Cho đến nay, ngay cả công nghệ dẫn dụ yến vào nhà được nhà đầu tư nuôi yến Việt Nam tin tưởng nhiều thì tỷ lệ thất bại cũng lên đến 40%. Nguyên nhân do người nuôi chưa hiểu biết về môi trường sống, điều kiện sống của loài chim này, nhất là kiến thức để cải tiến kỹ thuật… Nghề nuôi yến còn phụ thuộc vào đặc tính sinh sản của động vật, trình độ dẫn dụ, khả năng quản lý và thu hoạch tổ yến…
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Khoa Dịu Thu, sự phát triển của chim yến có mối quan hệ tỷ lệ thuận với bảo vệ môi trường. Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao” nhưng thức ăn không đủ, buộc phải đi rất xa để kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng sẽ làm cho số lượng bầy đàn giảm xuống. Trong nuôi yến, cần chú ý mối cân bằng sinh học giữa côn trùng - chim yến - con người, nghĩa là cần nghĩ đến sự cân bằng giữa lượng thức ăn có trong tự nhiên với tổng đàn yến và số nhà yến mà con người xây dựng.
Ở Indonesia, Malaysia tỷ lệ thất bại của nuôi yến trong nhà là 40% do 2 nước này có số trại và nhà nuôi yến phát triển nhanh hơn số lượng chim. Dù Indonesia có công nghệ nuôi yến trong nhà phát triển rất sớm nhưng thất thu một phần vì nuôi yến thiếu kiểm soát. Ngoài ra, cần biết một đặc điểm của loài yến là phân bố không đồng đều. Trong nghề nuôi yến, cơ hội thành công nhiều nhất là xây nhà ở gần nơi có nhiều yến (trung tâm yến) hoặc gần đảo yến (cách khoảng 10km trở lại là tốt nhất). Ngày nay, người ta có thể sử dụng máy gọi chim và quan sát đường chim bay, vùng chim kiếm mồi để xem sau thời gian bao lâu thì gọi được bao nhiêu chim về, từ đó xác định địa điểm xây dựng. Nhưng sự thành công còn có yếu tố may mắn…

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Huyết yến có thực sự tốt như đồn đại?


Phân tích thành phần của huyết yến và bạch yến (yến trắng) cho thấy hàm lượng đạm và các khoáng chất nhìn chung không khác nhau. Phải chăng do quá hiếm gặp nên huyết yến trở nên quý giá hơn so với các loại tổ yến màu khác...
Từ lâu, yến sào (tổ yến) đã được biết đến như một món ăn bổ dưỡng quý hiếm. Trước đây, các món ăn chế từ yến sào chỉ dành cho vua chúa nhưng ngày nay đã trở nên đại trà hơn nhờ công nghệ nuôi và chế biến

Yến sào chia làm 3 loại chính: huyết yến, hồng yến và bạch yến. Huyết yến là loại tổ yến có màu đỏ tươi, có giá cao nhất trong số các màu vì số lượng rất ít. Đứng thứ hai là hồng yến, thường có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà, màu càng đậm thì giá càng cao. Hồng yến giống như huyết yến về giá cả và sự hiếm hoi. Cả hai loại này chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Thông dụng nhất là bạch yến, chiếm 90% còn lại trên thị trường thế giới, mỗi năm thu hoạch 3-4 lần nên giá cả phải chăng. 

Huyết yến có thực sự quý hơn các loại yến khác?
Cho đến nay, nguyên nhân tại sao tổ yến có màu khác nhau vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo những người dân nhiều đời sống bằng nghề bắt tổ yến ở các vùng Khánh Hòa - Nha Trang, Tuy Hòa – Phú Yên… những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài làm tổ trong lúc kiệt sức, máu từ mép rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ khiến cho tổ có màu sắc đỏ hồng. 
Tổ huyết yến.

Bên cạnh đó, nhiều giả thuyết khác cho rằng tác động của nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của yến tạo ra. Ý kiến của một số nhà khoa hoạc lại cho rằng nếu con chim yến làm tổ trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá (chứa nhiều oxyde sắt)  thì sẽ có màu đỏ… 

Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu.
Theo tây y, yến sào nói chung rất giàu chất khoáng (kể cả khoáng vi lượng), glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) và hoàn toàn không chứa chất béo, nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ. Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến trắng Đà Nẵng (55%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%). Như vậy có thể thấy không có sự khác biệt lắm giữa yến huyết và yến trắng về thành phần đạm.
Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh yến sào làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo. Yến sào cũng không chứa hồng cầu và các phức chất hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt. Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên.
Như vậy, việc giá cả của huyết yến đắt hơn nhiều lần so với yến trắng phải chăng chỉ là do nó quá hiếm nên thành quý vậy thôi!
Bao nhiêu người đã tốn tiền mua huyết yến nhuộm màu?
Yến sào đặc biệt được ưa chuộng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… Trong các nhà hàng ở Hong Kong, một bát súp tổ yến có giá dao động từ 30-100 USD (khoảng hơn 600.000 đồng - 2 triệu đồng). Ở Việt Nam hiện có khá nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ yến sào với giá thành khác nhau. Riêng với yến huyết, giá cho 100 gr hiện được rao bán với giá khoảng trên dưới 20 triệu đồng. Còn với bạch yến, sau khi chế biến thường có giá từ vào trăm ngàn đến vài triệu đồng mỗi hộp.
Mặc dù chưa thực sự chứng minh được giá trị vượt trội của huyết yến so với bạch yến nhưng vì sự đắt đỏ của nó, thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại huyết yến bị làm giả để trục lợi, đánh lừa người tiêu dùng.
Vài ngày trước, cơ quan chức năng Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia. Ông Su Zhi Xiong, Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp khai thác tổ yến tại Perak Malaysia cho rằng một số cơ sở chăn nuôi yến ở nước này đã cố tình thêm hóa chất nitrite để tạo ra nhiều huyết yến, nhằm bán được nhiều hơn để kiếm lời vì mặt hàng này luôn rất hút khách. Một số đại lý cũng thừa nhận hầu như tất cả tổ yến huyết trên thị trường là yến sào bình thường đã được nhuộm đỏ. 

Trên thị trường Việt Nam hiện chưa phát hiện yến huyết bị làm giả đồng thời cũng có khá nhiều công ty, nhà sản xuất trong nước đưa các sản phẩm chế biến từ yến sào ra thị trường nên nếu lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Một số món ăn, bài thuốc quý từ yến sào
Món yến sào có thể ăn bất cứ giờ nào trong ngày, có thể sử dụng khi nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm.
Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong hai giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Cho yến vào chưng cách thuỷ với gà ác, gà giò, bồ câu và gia vị hay các vị thuốc nói trên hoặc chưng với đường phèn để ăn.
Súp yến sào bồ câu non.
Súp yến sào bồ câu non 
Nguyên liệu: 2 tổ yến nguyên miếng đã ngâm nước (khoảng 60g), 1 bồ câu non, 60g hạt sen, 110g thịt heo nạc, 1/4 miếng vỏ quýt khô, 8 ly nước sôi, muối.
Cách làm: 
- Ngâm nước vỏ quýt khô và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ. Rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.
- Mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch. Luộc sơ bồ câu và thịt nạc. Rửa và để ráo nước.
- Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa ăn. Món này dùng nóng rất ngon.
Yến sào chưng đường phèn
Nguyên liệu: 5g yến sào, 10g hạt sen, 10g bạch quả, 50g đường phèn, 4 ly nước lọc, 1 củ gừng nhỏ.
Cách làm:
- Sơ chế Yến Sào
- Gọt vỏ gừng, rửa sạch để ráo, thái sợi nhỏ.
- Đun sôi nước, cho hạt sen, bạch quả vào luộc chín, vớt ra, ngâm trong nước ấm.
- Giã nhuyễn đường phèn, cho vào nước lọc nấu sôi đến khi tan đều. Sau đó, cho nước đường, hạt sen, bạch quả, gừng và yến ra thố, bắc lên bếp chưng cách thủy khoảng 30 – 40 phút. Món này dùng nóng hay lạnh đều rất ngon

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

BÍ MẬT CỦA MỘT NGÔI NHÀ CHIM YẾN THÀNH CÔNG

Để có một ngôi nhà chim yến thành công,cần có các yếu tố cơ bản như sau
1.Hướng nhà  khi có điều kiện rộng rãi có thể chọn được hướng nhà,nên chọn hướng Đông - Tây,nhà nằm theo hướng này sẽ giảm thiểu được diện tích hứng nắng,giảm khả năng hấp thụ nhiệt, nhà sẽ bớt nóng hơn. Cửa tum nên bố trí giữa nhà sẽ cản bớt ánh mặt trời chiếu lên trần nhà
2.Hệ thống âm thanh 
- Môt amli sử dụng cho các loa phóng bazoka
- Một amli sử dụng cho sáu loa ngoài trời ghép thành hình lục lăng và sáu loa cửa thu chim, bốn loa phòng lượn
- Một amli sử dụng cho hệ thống loa trong nhà
3.Máy phun sương  nên sử dụng 3 cái
- Một cái phun sương trong nhà
- Một cái phun sương ngoài trời (<1 béc lớn>
- Một cái phun sương trên mái nhà
4. Hóa chất phun chất pw vào tường để khử mùi xi măng ở nhà mới xây, phun Love posion lên thanh làm tổ và tổ giả. phân chim thật rải sàn tạo mùi
5.Điều kiển tự động  sử dụng 5 cái rơ le cơ để điều khiển tiếng ngoài,tiếng trong,phun sương và bật tắt các đèn chống cú, ngoài ra còn một đồng hồ điện tử đo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng chim
                   Nhà nuôi yến sau hai tuần khai trương, âm thanh dẫn dụ kim yến Extra chanel

Trong tất cả các kỹ thuật xây nhà yến không được coi nhẹ một yếu tố nào.Các bài sau tôi sẽ trình bày lần lượt từng chủ đề theo cách dễ hiểu và dễ thực hiện nhất gồm kỹ thuật xây nhà và cách làm bộ âm thanh dẫn dụ thu hút chim hiệu quả.