Trang

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Nuôi chim yến tại Thanh Hóa

Sau hơn 5 năm, đến nay trang trại của ông Thọ có khoảng 50 con lợn rừng, gần 500 chim trĩ, hơn 100 chim bồ câu và rất nhiều gà sao, gà ác... Mỗi tháng, đàn vật nuôi đem về cho ông gần 20 triệu đồng.
Từng là một giáo viên nhưng đồng lương ít ỏi, ông Nguyễn Kiên Thọ ở phường Đông Vệ (TP.Thanh Hóa) quyết định xin nghỉ công tác rồi dồn vốn của gia đình và vay mượn của ngân hàng để đấu thầu khu đất hoang ở núi Long mở trang trại nuôi con đặc sản.
Ông Thọ nhớ lại những ngày đầu làm trang trại: “Năm 2005, khu vực núi Long chỉ là đất hoang. Thấy thế núi, ao hồ thuận lợi cho làm trang trại, tôi xin đấu thầu gần 10.000m2 để nuôi cá, trồng lúa và nuôi bò. Thời gian đầu hiệu quả kinh tế không cao, tôi chuyển sang nuôi lợn rừng, chim trĩ, gà tây...”.
Khu nuôi gà sao của ông Thọ.
Theo ông Thọ, đây là những con vật dễ nuôi, không cần chăm sóc nhiều. Sau hơn 5 năm, đến nay trang trại của ông có khoảng 50 con lợn rừng, gần 500 con chim trĩ, hơn 100 con chim bồ câu và rất nhiều gà sao, gà ác... Mỗi tháng, đàn vật nuôi đem về cho ông gần 20 triệu đồng.
Năm 2010, qua tivi, báo, đài, thấy nuôi chim yến ở miền Nam hiệu quả rất cao, ông Thọ lặn lội vào TP.Hồ Chí Minh học cách nuôi chim yến lấy tổ. "Ban đầu, vì sự mạo hiểm của mình tôi đã gặp không ít khó khăn. Khí hậu miền Bắc không phù hợp với chim yến, tôi thì không có kinh nghiệm... nên nhiều người cho rằng tôi bị điên” - ông Thọ kể.
Không ngại khó, ông và gia đình quyết định đầu tư 1,5 tỷ đồng xây dựng khu nhà rộng 300m2 và đầu tư trang thiết bị cho chim sinh sống. Ông cải tạo cho nhà nuôi chim yến mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Tiếp đó, ông vào Khánh Hòa mua chim yến non về ươm và dẫn dụ chim trưởng thành về làm tổ bằng máy phát ra âm và tần số phù hợp.
Đến nay, mô hình nuôi chim yến của gia đình ông đã thu được nhiều thành công. Chim đã về nhiều và đang làm tổ. Với hơn 1.000 con chim yến, mỗi năm ông thu hoạch tổ 2 lần, mỗi lần 4kg bán thu về 300-400 triệu đồng. Trang trại đặc sản của ông Thọ hiện tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương với thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng.
Nói về dự định của mình, ông Thọ cho biết: "Tôi sẽ mở rộng diện tích trang trại để nuôi thêm rùa cá sấu, cá lăng...".
Theo Danviet

4 nhận xét:

  1. Xin chào Anh Thọ!
    Anh có mô hình kinh tế hay quá, đem lại hiệu quả cao.
    Điều làm em ngac nhiên hơn là với khí hậu không ổn định nóng, lạnh như ở thanh hóa thi yến có ở ổn định không.
    Rất mong nhận được sự chia sẽ kinh nghiệm nuôi yến của anh.

    Trả lờiXóa
  2. Bài báo đưa tin không đúng
    Ông Thọ đã được TS Lê Võ Định Tường, viện CNHH thuộc viện Khoa Học Việt Nam chuyển giao công nghệ, toàn bộ trang thiết bị chìa khóa trao tay nên đã nuôi yến thành công. Nhưng đến nay ông này còn quỵt cũa TS Tường gần trăm triệu đồng chưa trả.
    Chỉ cái tin mua trứng chim yến về ấp đã lộ tẩy trò bịp bợm
    Muốn biết thông tin chính xác xin hỏi ông Phan Anh, chủ tịch hội Công nghệ Sinh học Thanh hóa, ĐT:01239569242 . ĐC: 117 Trần Quang Diệu, TP Thanh Hóa

    Trả lờiXóa
  3. Bài báo đã đưa tin sai lệch.
    Thực tế ông Thọ đã được TS Lê Võ Định Tường chuyển giao công nghệ, cung cấp toàn thể trang thiết bị hóa chất cho nhà yến, nên mới có sự thành công. Hiện ông Thọ còn nợ TS Tường gần một trăm triệu đồng.
    Chỉ việc nói mua trứng yến về ấp cũng đã đủ lật tẩy trò phét lác của ông Thọ
    Muốn biết sự thật xin hỏi ông Phan Anh, hội trưởng hội Công nghệ Sinh học Thanh Hóa, ĐC: 117 Trần Quang Diệu, TP Thah Hóa. DĐ:01239569242

    Trả lờiXóa
  4. nhưng thông tin chim yến nuôi dc ở thanh hóa là sự thật đúng ko vậy bác

    Trả lờiXóa